Nguyên tắc điều trị u xương tế bào khổng lồ chính là điều trị ngoại khoa là chủ yếu, phương pháp điều trị nội khoa chỉ mang tính chất hỗ trợ, giảm nhẹ triệu chứng nếu có ở bệnh nhân. Những trường hợp bệnh nhân có khối u không thể điều trị bằng phẫu thuật do vị trí khó can thiệp hoặc có những bệnh lý phối hợp nặng thì chúng ta có thể xem xét sử dụng phương pháp xạ trị.
Trong thời gian chờ đợi phẫu thuật, nếu khối u khá lớn thì có thể sử dụng nẹp vùng chi có xương bị tổn thương nhằm đề phòng tình trạng gãy xương bệnh lý.
Điều trị nội khoa u xương tế bào khổng lồ: có thể sử dụng thuốc giảm đau cho bệnh nhân như paracetamol, hoặc kết hợp paracetamol với codein hoặc tramadol, hay các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể xem xét sử dụng bisphosphonate truyền tĩnh mạch để hạn chế tái phát và giảm nhẹ triệu chứng ở những thủ thuật can thiệp trên bệnh nhân u xương tế bào khổng lồ nhưng hiệu quả của phương pháp này vẫn còn chưa rõ ràng. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng denosumab – một loại thuốc điều trị loãng xương và các bệnh lý ác tính di căn xương.
Các phương pháp phẫu thuật ở người bệnh u xương tế bào khổng lồ bao gồm: nạo vét khối u, cắt bỏ rộng khối u và tạo hình xương. Nạo vét khối u là phương pháp phẫu thuật hay được áp dụng để nạo vét đơn thuần hoặc nạo vét rộng kết hợp bơm phenol hay nito lỏng tại chỗ, khối u sẽ được lấp đầy bằng xi măng polymethyl methacrylate hoặc được ghép xương sau khi nạo vét.
Với trường hợp tổn thương ở xương có tính chất lan rộng và mức độ phá hủy cao hay tổn thương ở những xương có thể loại bỏ được hoặc u tái phát nhiều lần thì có thể áp dụng cắt bỏ rộng khối u. Cuối cùng, tùy theo vị trí, độ lớn, mức độ tổn thương của khối u để có phương án tạo hình xương phù hợp.
Chữa trị u xương tế bào khổng lồ |
Theo dõi tiến triển và biến chứng
U xương tế bào khổng lồ là một loại tổn thương lành tính, mặc dù có thể phát triển và xâm lấn tại chỗ, song lại hiếm khi ác tính hóa. Trong một số trường hợp (khoảng 2%), người ta có thể phát hiện u xương di căn ở phổi, song tổn thương ở phổi thường lành tính, không gây ra triệu chứng và được phát hiện một cách tình cờ. Phòng khám cơ xương khớp PCC
Tuy vậy, bạn cũng nên chụp x-quang hoặc CT thành ngực cho những trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán u xương tế bào khổng lồ để phát hiện tổn thương di căn phổi nếu có.
U xương tế bào khổng lồ khi phát triển rộng còn có thể gây gãy xương bệnh lý, đặc biệt là ở trường hợp khối u phát triển tại các chi. Bệnh có thể tái phát tại chỗ sau phẫu thuật, tái phát tại chỗ sau nạo vét đơn thuần có thể lên tới 50%. Tái phát u xương tế bào khổng lồ sau khi nạo vét rộng cũng đạt tỷ lệ khoảng 10%.
Sau khi phẫu thuật u xương tế bào khổng lồ, người bệnh cần được cung cấp thông tin về nguy cơ u tái phát tại chỗ. Bệnh nhân cũng nên được theo dõi đều đặn 3 – 4 tháng tái khám một lần trong ít nhất là 2 năm đầu tiên, sau đó khám định kỳ 6 tháng/lần đối với 5 năm tiếp theo.
Nếu phát hiện tái phát u xương tại chỗ thì bạn nên khám đánh giá một cách toàn diện, bao gồm cả chụp x-quang thành ngực, bụng và khung xương chậu.
►Xem thêm: Bệnh teo cơ tủy sống ở trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét